BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NĂM 2022

Công ty TNHH môi trường Enco

Trụ sở: 32/20 Phạm Huy Thông, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. HCM

icon-hotline

Hotline Hỗ Trợ 24/7:

028 6272 7139

0906 843 768

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NĂM 2022

Ngày đăng: 14/04/2022

        1. Các khái niệm về báo cáo đánh giá tác động môi trường

        Đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. (Theo Khoản 7 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14).

        Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Chủ dự án đầu tư cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

        2. Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

        Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường để dự báo tác động/ảnh hưởng của dự án đầu tư đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn/quy chuẩn quy định của pháp luật, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không; Là cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề BVMT nơi diễn ra hoạt động của dự án; Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển KT-XH đi đôi với BVMT.

        3. Vai trò và ý nghĩa trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 

        * Vai trò của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

        + Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa;

        + Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường;

        + Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định;

        + Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường;

        + Góp phần cho phát triển bền vững.

      * Ý nghĩa của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

        + Khuyến khích quy hoạch tốt hơn;

        + Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài;

        + Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.

        4. Cơ sở pháp lý áp dụng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 

        Báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định chi tiết tại Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022; Nghị định 08/2022/NĐ-CP ban hành ngày 10/01/2022, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, ban hành ngày 10/01/2022, Thông tư của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

        5. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 

        Để lập báo cáo ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:

        - Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH;

        - Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;

        - Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;

        - Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;

        - Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh,....

       - Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;

        - Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án; các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;

        - Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;

        - Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường/xã, tham vấn ý kiến cộng đồng nơi thực hiện dự án;

        - Xây dựng chương trình giám sát môi trường;

        - Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM.

        6. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 

        Theo Khoản 1 Điều 30 của Luật BVMT năm 2020 quy định chi tiết như sau:

        * Dự án đầu tư (gọi tắt là DAĐT) nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

        + Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn;

        + Dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

        + Dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

        + Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

        + Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

         + Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

        + Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

         + Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

        * Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường: 

         + Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

         + Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

         + Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

         + Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

        7. Thời gian thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

        Theo Khoản 6 và Khoản 9 Điều 34 của Luật BVMT năm 2020 quy định chi tiết như sau:

       + Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT năm 2020;

       + Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e Khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT năm 2020.

       * Trong thời hạn quy định như trên, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư về kết quả thẩm định. Thời gian chủ đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐTM theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định không tính thời gian thẩm định báo cáo ĐTM.

       * Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có) của cơ quan thẩm định, người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM; trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư và nêu rõ lý do.

        8. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

        Theo Khoản 1 Điều 35 của Luật BVMT 2020 quy định chi tiết như sau:

        * Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư sau đây:

       + Dự án đầu tư nhóm I quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT 2020;

       + Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e thuộc Khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT 2020 thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ;

       + Dự án đầu tư nằm trên địa bàn tư 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

       + Dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

       + Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ TN&MT.

       * Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

       * Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh (trừ dự án đầu tư nằm trên 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên). Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường  đối với dự án đầu tư  thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.

    Nhung Lee

    Zalo
    Hotline